TIÊU DIỆT GỐC RỄ RÀO CẢN KHI HỌC TIẾNG ANH

Yêu cầu về tiếng Anh ngày nay không còn ở mức “biết” nhưng buộc phải “làm chủ” được ngôn ngữ này, để xóa nhòa ranh giới với kiến thức, chân trời mới. Nhưng nỗi sợ đối với ngoại ngữ vẫn hiện diện, khi phải bước ra khỏi vùng an toàn của ngôn ngữ mẹ đẻ. Tình trạng dạy và học tiếng Anh vẫn còn là một vấn đề cần cải thiện tại Việt Nam. Rất nhiều học sinh, sinh viên sợ hãi giờ tiếng Anh, trong lúc giáo viên lúng túng tìm kiếm phương pháp mới để giảng dạy.

Ám ảnh đúng-sai

Nổi ám ảnh khi học tiếng anh

Nổi ám ảnh khi học tiếng anh

Sử dụng tiếng Anh, người nói cần phải sắp xếp từ ngữ theo một thứ tự khác, sử dụng các từ ngữ mới, uốn cơ lưỡi theo một lối khác, tai và não luôn phải sẵn sàng để nghe và xử lý những âm thanh khác hẳn ngôn ngữ mẹ đẻ. Lớp học sĩ số lớn, tư duy điểm số được đề cao khiến học sinh e ngại thực hành, sợ bị chê cười nếu mắc lỗi. Cứ thế, người dạy cứ dạy, người học cứ dậm chân tại chỗ và luôn bị nỗi sợ sai ám ảnh, dẫn đến sự tránh né và không hiếm trường hợp trở nên ác cảm với ngoại ngữ.]


Dạy và học “ngược”

Dạy và học khi học tiếng anh

Dạy và học khi học tiếng anh

“Quy trình ngược”: Nhiều nơi còn áp dụng phương pháp dạy viết và đọc theo giáo trình, sau đó tập đọc từ mới và cuối cùng, học sinh sẽ nghe các mẩu đối thoại. Đây là cách dạy khá phổ biến tại các trường học, nhưng không may, đó lại là con đường ngược hoàn toàn với phương pháp học ngoại ngữ: như một đứa trẻ tiếp thu tiếng mẹ, đó là “nghe-nói-đọc-viết”. Nghe và thẩm thấu ngôn ngữ đó trước, sau đó sẽ nói theo, rồi đọc và viết sau cùng.

Nặng tính lý thuyết, không đọc sách báo: Mải miết học theo những đoạn văn ngắn trong giáo trình khiến tư duy bị đóng khung, dẫn đến lúng túng khi tiếp xúc với thực tế. Đáng tiếc, rất nhiều học sinh vẫn chưa được hướng dẫn và khuyến khích đọc sách báo bằng tiếng Anh, thay vào đó là chuỗi bài tập nặng tính lý thuyết đặt nặng áp lực đúng/sai lên học sinh.

Thiếu trực quan: Chủ động tự mình áp dụng ngôn ngữ mới là cách học tốt nhất, thay vì nhìn hình vẽ và xem video minh họa một cách thụ động. Đa số lớp học ở trường hiện nay lại không có không gian, thời gian, dụng cụ cho học sinh thực hành ngoại ngữ. Môi trường sống tại Việt Nam cũng không phải điều kiện lý tưởng để học sinh sự dụng tiếng Anh hay bất kỳ thứ tiếng nào khác.


Nơi nỗi sợ không còn hiện diện

Nổi sợ khi học tiếng anh

Nổi sợ khi học tiếng anh

Có thể thấy, dạy và học tiếng Anh hiện nay còn nhiều vướng mắc cần giải quyết từ gốc rễ, cải thiện từ lớp học, cũng như cách tương tác giữa thầy và trò. Ngay từ trước khi nhu cầu dạy và học tiếng Anh hiệu quả được phản ánh một cách cấp thiết trên các phương tiện truyền thông, 247 Tiếng Anh  đã được thành lập tại Việt Nam.

247 Tiếng Anh tập trung vào việc dạy và học tiếng Anh qua kiến thức thực tiễn. Học sinh là trung tâm của lớp học dưới sự hướng dẫn và gợi ý của thầy cô giáo bản xứ. Trong một lớp học chỉ từ 8-12 em, mỗi em được quan tâm sâu sát, được mở đường đến với một thế giới mà tại đó, các em được tự do sáng tạo, đề xuất ý kiến của mình. Khả năng giao tiếp tiếng Anh cũng như kiến thức của các em được phát huy tối đa qua các thí nghiệm nhóm, trò chơi trí tuệ, lập trình trực quan… Mọi áp lực về điểm số, khen-chê đều được loại bỏ khiến các em thoải mái với chính mình và nhẹ nhàng làm chủ được ngôn ngữ mới từ trong tư duy.

TOP